So sánh 3 thị trường XKLD lớn nhất Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc

  1. So sánh 3 thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.

Đây là 3 thị trường có số người Việt Nam xuất cảnh sang làm việc lớn nhất trong những năm trở lại đây. Nếu như trước đây câu nói: "Đài Loan số 2, không ai số 1” để nói về số lượng đi xuất khẩu lao động của người dân Việt Nam. Với gần 70% số người xuất cảnh sang làm việc, Đài Loan đã chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu lao động trong rất nhiều năm.

Nhưng hãy xem chuyển biến về số người đi xuất khẩu lao động trong giai đoạn từ năm 2015-2017. Có thể thấy thị trường Nhật Bản đang dần cần bằng với số người xuất khẩu lao động với Đài Loan. Trong 6 tháng đầu năm đã có 2 tháng Nhật Bản vượt Đài Loan về số người xuất cảnh. Số lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc trong năm 2022 vượt mốc 140.000 người. Trong đó, Nhật Bản chiếm tỉ lệ nhiều nhất. (Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong năm 2022).

Tại sao lại có sự chuyển biến như vậy?

Có thể nói lý do mà ai cũng quan tâm đầu tiên là mức lương.

Nhìn vào có thể thấy Nhật Bản và Hàn Quốc có mức lương vượt trội so với Đài Loan. Nhưng tại sao Hàn Quốc lại có số người sang lao động ít như vậy? Hãy xem những so sánh chi tiết dưới đây:

  1. Đài Loan

Ưu điểm: Nhiều lao động lựa chọn, chi phí đi thấp hơn Nhật Bản, nhiều đơn hàng, thu nhập trung bình, xuất cảnh nhanh, bị viêm gan B văn đi được, điều kiện đi dễ dàng.

Nhược điểm: Công việc không ổn định, nhiều khoản tiền bị trừ, lao động thường hay bỏ trốn, nhu cầu tuyển chọn kém dần, điều kiện sống khó khăn, nhiều môi giới lừa đảo, lừa tiền.

  1. Hàn Quốc

Ưu điểm: Chi phí đi rất thấp, thu nhập cao, môi trường làm việc tốt, công việc ổn định, được đào tạo.

Nhược điểm: Tuyển chọn cực kỳ khắt khe, chỉ tiêu ít, đơn hàng rất ít nên tỉ lệ đi là rất thấp, chỉ có bộ Lao Đông là đơn vị duy nhất ở thị trường này, điều kiện khó, thi tuyển tiếng Hàn khó khăn.

Người lao động nghe phổ biến pháp luật trước khi sang Hàn Quốc làm việc - Ảnh: Gia Đoàn

  1. Nhật Bản

Ưu điểm: Thu nhập rất cao, môi trường làm việc tốt, công việc ổn định, đào tạo chuyên nghiệp, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nhiều chính sách xã hội, quyền lợi tốt, được đóng tất cả các loại bảo hiểm, nhiều đơn hàng, nhu cầu tuyển chọn ngày càng nhiều, nhiều ngành nghề lựa chọn.

Nhược điểm: Phí xuất cảnh khá cao, điều kiện phải biết tiếng Nhật (tuy nhiên đến khi trúng tuyển mới cần học), sức khỏe lao động tốt (Xem điều kiện sức khỏe), chi phí sinh hoạt hàng tháng không rẻ.

 
   

 => Vậy khi so sánh 3 thị trường trên chắc hẳn lao động có thể nhận ra Nhật Bản là thị trường XKLĐ tốt nhất dành cho lao động Việt Nam hiện nay dù cho chi phí xuất cảnh hơi cao một chút nhưng lợi ích về lâu về dài thì hơn hẳn các thị trường khác.

 

  1. Thực tập sinh, lao động đã đi làm việc tại Nhật Bản qua các đơn hàng của Quốc tế Đông Phương.

Rất nhiều thực tập sinh tại Nhật đã tích góp được số tiền khủng và nâng cao trình độ ngoại ngữ, tay nghề để có được cơ hội tốt hơn khi trở về Việt Nam.

Cuộc sống của họ trên nước Nhật Bản cũng vui vẻ, không khó khăn như mọi người vẫn tưởng.

Những lao động phải về nước sớm, nợ nần chồng chất là do chọn nhầm công ty hoặc đi qua môi giới lừa đảo để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Dẫn đến việc hợp đồng không chất lượng, công việc không ổn định, phải trốn ra ngoài.Sống cuộc sống sợ hãi, bị cảnh sát Nhật bắt, trục xuất về nước, còn phải chịu toàn bộ chi phí, đền bù thiệt hại cho công ty.

  1. Người lao động nên làm gì?

Khi thị trường xuất khẩu lao động ở nước ta đang ngày càng phát triển khéo theo đó là kẻ lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người lao động, thành lập nên những công ty ma hay đơn giản là hoạt động dưới hình thức “cò” đơn lẻ.

Vì vậy các bạn nên tìm hiểu kỹ các công ty, doanh nghiệp XKLD trước khi đăng ký tham gia, xem xét cơ sở vật chất, hoạt động, giấy phép cung ứng lao động,...

 

(Nguồn: https://toplist.vn/top-list/nuoc-xuat-khau-lao-dong-lon-nhat-cua-viet-nam-hien-nay-13749.htm)