Tránh ngộ độc thực phẩm ở mùa hè Nhật Bản

Mùa hè rất dễ ngộ độc thực phẩm

Mùa hè ở Nhật Bản có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng mạnh của các loại vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn tả, lị, v.v. Có rất nhiều vụ ngộ độc thức ăn xảy ra do vi khuẩn ngộ độc thức ăn gây nên. Không khác với Việt Nam, thời tiết mùa hè ở Nhật Bản cũng trở nên nóng ẩm, khó chịu không kém. Nếu bạn không quản lý thực phẩm đúng cách, nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ trở nên rất cao.

Trong bài viết này, Quốc tế Đông Phương sẽ giới thiệu các biện pháp đối phó với ngộ độc thực phẩm một cách chi tiết. Vui lòng sử dụng nó như một tài liệu tham khảo để có kiến thức về ngộ độc thực phẩm và các biện pháp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc – tác nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm.

  1. Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc. Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Bệnh thường không nghiêm trọng và hầu hết người bệnh đều cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị.

Trong các vi sinh vật, vi khuẩn là thủ phạm chính gây ngộ độc thực phẩm vào mùa hè. Độc tính của vi khuẩn được xác định khi có đủ lượng vi khuẩn nhất định đáp ứng liều gây độc và là tác nhân gây bệnh nhiễm trùng.

Tại Nhật Bản, nhiệt độ vào khoảng từ 30 – 35°C vào mùa hè và độ ẩm tăng cao từ 80 – 90% trong suốt mùa mưa, là môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh và làm cho nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng lên.

Bên cạnh đó, ngộ độc thực phẩm do virus như norovirus khá phổ biến trong mùa đông. Loại virus này có thể tồn tại trong một thời gian dài, ngay cả trong nhiệt độ thấp và môi trường khô ráo.

  1. Cách biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm:

Mặc dù các vi khuẩn rất nguy hiểm gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhưng nó hoàn toàn có thể phòng tránh được khi chúng ta biết rõ đặc tính gây độc và những yếu tố bất hoạt của chúng.

Sau đây là những biện pháp ngộ độc thực phẩm phổ biến mà bạn có thể thực hiện tại nhà:

  1. Khi mua đồ ăn
  • Mua đồ còn tươi sống.
  • Xem hạn sử dụng trước khi mua.
  • Không gói chung thịt và cá với nhau, không để nước của đồ ăn này chảy sang đồ ăn khác.
  • Những đồ ăn cần bảo quản lạnh hay để đông thì mua sau cùng.

 

  1. Bảo quản đồ ăn
  • Đồ ăn nào cần bảo quản lạnh, để đông thì khi mua về, cho ngay vào tủ lạnh hay tủ đông.
  • Nhiệt độ tủ lạnh để từ 10℃ trở xuống, nhiệt độ tủ đông từ -15℃ trở xuống.
  • Bảo quản thịt, cá trong túi sao cho không bị rỉ nước ra ngoài.

  1. Chuẩn bị đồ trước khi chế biến
  • Thường xuyên thay khăn và giẻ lau sạch. Luôn lau dọn sạch bếp.
  • Trước khi nấu ăn hãy rửa sạch tay cẩn thận bằng xà bông.
  • Sau khi cầm thịt, cá tươi sống, trứng hay đi vệ sinh xong, phải rửa sạch tay bằng xà bông.
  • Không để nước thịt, cá tươi sống dính vào salad hay đồ ăn đã nấu chín.
  • Dao và thớt đã dùng để cắt đồ tươi sống phải rửa bằng nước sôi để khử trùng.
  • Đồ đông hãy cho vào ngăn lạnh, lò vi sóng để rã đông lượng cần sử dụng, không bỏ ra ngoài để rã đông.

  1.  Nấu ăn
  • Nấu thật chín đồ ăn. Nhiệt độ trung bình cũng phải 85℃ trong vòng 1 phút trở lên.
  • Giữa chừng không nấu nữa thì hãy cho đồ ăn vào tủ lạnh. Khi nào nấu tiếp thì hãy nấu thật kỹ.
  • Trường hợp sử dụng lò vi sóng, hãy để chế độ đun nóng. Nếu là đồ khó truyền nhiệt, thì thi thoảng hãy đảo
  •  Trước khi ăn phải rửa tay bằng xà bông.
  • Tay sạch sẽ, sử dụng đồ nấu nướng sạch sẽ, dùng bát đũa sạch sẽ.
  • Thông thường, đồ ăn nóng phải để từ 65℃ trở lên, đồ ăn lạnh để từ 10℃ trở xuống.

  1. Thức ăn thừa
  • Đồ ăn thừa phải để trong đồ đựng sạch, đậy nắp lại rồi cho vào tủ lạnh.
  • Những đồ đã bảo quản trong thời gian dài không được tiếc, mà phải bỏ đi.
  • Khi hâm nóng thức ăn, cần phải thêm đủ nhiệt. Trung bình cũng phải để độ nóng tầm 85℃ trong vòng 1 phút trở lên.
  •  

Các bạn hãy áp dụng và cùng nhau thực hiện phòng tránh ngộ độc thực phẩm để trải qua những ngày hè thật khỏe mạnh nhé!