Văn hóa Kimono của Nhật Bản

 Nhắc đến Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến hình tượng những chiếc kimono vô cùng tinh tế và độc đáo. Nó mang trong mình nét đẹp và tinh thần dân tộc của xứ Phù Tang.

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những biểu tượng đặc trưng gắn liền với tinh thần tổ quốc. Ngoài ẩm thực, di tích thắng cảnh, hoa… thì trang phục cũng là một trong biểu tượng độc đáo không thể trộn lẫn của mỗi dân tộc, mỗi đất nước. 

Kimono không chỉ là phục trang mang giá trị truyền thống mà còn là linh hồn của nền văn hóa Nhật Bản. Trải qua hàng ngàn năm thay đổi và phát triển, kimono vẫn luôn giữ được nét riêng và mang giá trị này đến toàn thế giới.

          Kimono và hoa anh đào là hai biểu tượng truyền thống của đất nước Nhật Bản. Nguồn ảnh: KKday

I. Lịch sử của kimono Nhật Bản

Mặc dù kimono là trang phục truyền thống của đất nước Nhật Bản nhưng có nhiều ghi chép cho rằng nguồn gốc của nó là từ Trung Quốc. Vào đầu thế kỉ thứ 7 dưới triều đại Heian, đường phố Nhật xuất hiện một loại quần áo xuất xứ từ Trung Hoa được gia công tỉ mỉ, sử dụng chất vải mềm mại thay vì cotton thời điểm đó. Tuy nhiên, vị vua đương thời không chấp nhận trang phục xuất thân ngoại quốc trở thành trang phục phổ biến ở Nhật Bản.

          Trang phục này có truyền thống lâu đời. Nguồn ảnh: Kyotokimono-rental

Đến năm 984, các thợ dệt vải bắt đầu thiết kế một bộ trang phục tương đồng nhưng lại mang cốt cách của văn hóa Nhật Bản. Từ một bộ quần áo cotton, người Nhật đã chắt lọc những tinh túy, thổi hồn vào trang phục và sớm biến nó trở thành trang phục của xứ Phù Tang.

Thiết kế nguyên thủy của kimono được may với cánh tay xẻ tà dài chạm đất. Bên trong là nhiều lớp áo mỏng được phối màu một cách đặc sắc. Thời gian này, chi phí cho một bộ kimono là cực kỳ đắt đỏ. Vì thế, chỉ có giới thượng lưu mới sử dụng trong các dịp lễ lớn.

       

Kimono đã trở thành quốc phục độc đáo của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Culture Trip

Nhiều năm sau, khi thời đại samurai phát triển và có sức lan tỏa, các võ sĩ samurai thường diện kimono khi thi đấu. Đó cũng là lúc kimono trở nên thân thuộc hơn đối với người dân Nhật và dần trở thành quốc phục. Vào thời kỳ Edo (1603 - 1868), kimono có sự thay đổi và cải cách lớn trong thiết kế. Những chiếc thắt lưng obi làm từ vải được thêm vào giúp bộ quốc phục thêm gọn gàng, đẹp mắt.

II. Thiết kế đặc trưng của kimono

Để có được một bộ kimono đẹp, độc đáo, người nghệ nhân phải chỉn chu trong từng chi tiết. Từ khâu chọn vải, chọn màu, trang trí hoa văn đến việc lựa chọn phụ kiện đi kèm. Kimono được thiết kế gồm 8 mảnh ghép có thể điều chỉnh kích thước sao cho phù hợp với người mặc. Màu sắc của kimono thường biểu thị các mùa trong năm và mỗi tầng lớp trong xã hội cũng có màu sắc riêng.

          Một bộ kimono có thiết kế vô cùng cầu kì và tỉ mỉ. Nguồn ảnh: Bokksu

Để làm nên một bộ kimono hoàn hảo, bắt buộc không thể thiếu những chi tiết sau:

Kimono: Đây là trang phục chính, có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như bông, lanh, len và lụa.

Obi: Chiếc thắt lưng được buộc quanh áo kimono. Nút thắt có thể được thắt theo nhiều cách khác nhau.

Juban: Một loại áo lót được sử dụng riêng với kimono.

Koshi-himo: Một chiếc khăn buộc ở thắt lưng để cố định kimono.

Datejime: Một chiếc thắt lưng khác ở dưới obi giúp obi giữ được hình dạng của nó.

Tabi: Một loại tất đặc trưng với phần ngón chân được chia làm hai phần dùng để đi với giày dép truyền thống của Nhật Bản. 

Geta, Zori: Đây là những loại giày dép truyền thống mặc với kimono. Chúng có hình thức khá giống với những đôi xăng đan hiện đại.

                                                Dép Zori

 

II. Các loại Kimono của Nhật Bản

Tuy được gọi chung là kimono, nhưng vào mỗi dịp khác nhau, Kimono sẽ có rất nhiều loại. Hãy cùng tìm hiểu 8 loại kimono nhật bản phổ biến nhất nhé!

1. Shiromuku (白無垢)

Đây là trang phục cưới của cô dâu khi tổ chức lễ kết hôn tại đền thờ Thần dạo. Tone màu chủ đạo của trang phục chính là màu trắng, thể hiện sự thuần khiết, trong trắng của người phụ nữ.Sau khi đã tiến hành xong lễ thành hôn, cô dâu sẽ được thay sang một bộ đồ khác với màu sắc rực rỡ hơn, được gọi là Iro-uchikake, với ý nghĩa “đã trở thành một thành viên của gia đình nhà chồng”.

                   Shiromuku (白無垢)

2. Furisode (振袖)

Đây là bộ trang phục có địa vị cao nhất, trang trọng nhất trong các loại kimono nhật bản. Đây là loại kimono dành cho các cô gái chưa lập gia đình, với thiết kế ống tay áo bản lớn, để các cô gái phe phẩy, thể hiện sự dịu dàng, nữ tính.

                                                            Furisode (振袖)

3. Tomesode (留袖)

Đối với người phụ nữ đã kết hôn thì đây chính là bộ trang phục “ đẹp nhất. Khác với Furisode (振袖), Tomesode (留袖) có ống tay áo nhỏ hơn, màu sắc nhẹ nhàng, đằm thắm hơn thể hiện tính tình dịu dàng của người phụ nữ trong gia đình.

                 Tomesode (留袖)

4. Homongi (訪問着)

“Homon” trong tiếng Nhật, có nghĩa là thăm viếng gia đình ai đó. Houmongi (訪問着) thường được mặc vào những dịp lễ trang trọng ở Nhật Bản. Màu sắc chủ yếu của loại kimono này là màu trầm, an tĩnh.

                            Homongi (訪問着)

5. Tsukesage (付下げ)

Đây là bộ trang phục được những người phụ nữ Nhật Bản lựa chọn mặc vào thời chiến bởi tính giản dị, nhẹ nhàng mà nó mang lại. Các họa tiết đơn giản, chạy dọc toàn thân, không quá nổi bật nhưng lại rất đằm thắm.

                                               Tsukesage (付下げ)

6. Iromuji (色無地)

Đây là loại kimono được nhuộm đơn sắc, trừ màu đen, mang đến sự thanh lịch, gọn gàng cho người mặc. Người ta thường mặc Iromuji (色無地) để đi dạo phố ban ngày vì tính nhẹ nhàng cũng như đơn giản của chúng.

                                                           Iromuji (色無地)

7. Tsumugi (紬)

Tsumugi (紬)

Đây là loại kimono sản xuất 100% từ lụa, được xem là loại trang nhã nhất và được nhiều ch em phụ nữ yêu thích nhất. Với bề ngoài khá đơn giản, nên đây sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho những buổi dạo chơi ngoài phố, những buổi tiệc trà chiều cùng chị em tâm sự.

Tsumugi (紬)

8.Komon (小紋)

Loại kimono nhật bản này có đặc trưng là các hoa văn được lặp đi lặp lại trên áo. Chị em có thể lựa chọn những mẫu hoa văn mình yêu thích, và yêu cầu thợ may làm.

Komon (小紋)

III. Muôn vẻ của kimono Nhật Bản

Chắc hẳn bạn không khỏi ngạc nhiên khi biết kimono có rất nhiều loại và được sử dụng trong những dịp riêng biệt với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Furisode: Đây là loại kimono trang trọng nhất dành cho thiếu nữ và những cô gái chưa kết hôn. Trang phục này thường có vạt áo dài (từ 100-110 cm) và được trang trí với các hoa văn sặc sỡ và bắt mắt. Furisode thường được mặc tại Lễ trưởng thành "Seijin Shiki" của Nhật Bản hoặc trong đám cưới.

 

Shiromaku: Một cô gái Nhật làm đám cưới theo truyền thống thì sẽ mặc loại kimono rực rỡ, tráng lệ nhất. Loại kimono này được gọi là shiromaku. Đa số mọi người thường thuê loại kimono này bởi nó chỉ được sử dụng trong một ngày, tuy nhiên, giá cho thuê của một chiếc shiromaku cũng khá đắt, lên tới khoảng 5.000 USD.

Tomesode: Một loại kimono trang trọng dành cho phụ nữ đã kết hôn. Theo truyền thống, các bà mẹ thường mặc áo tomesode đen trong đám cưới của con mình. Ngoài ra còn có tomesode màu, đôi khi được mặc bởi những người phụ nữ độc thân.

Furisode là loại kimono trang trọng nhất dành cho thiếu nữ và những cô gái chưa kết hôn. Nguồn ảnh: World Atlas

Houmongi: Nghĩa đen là "kimono đến thăm", houmongi là một loại kimono phù hợp với mọi lứa tuổi và tình trạng hôn nhân. Bạn có thể nhận biết bộ kimono này bằng các họa tiết chạy trên vai và trên dưới của nó. Loại kimono này có thể được mặc để tham dự lễ cưới hoặc tiệc trà.

Yukata: Đây là loại kimono thường thấy nhất tại các lễ hội mùa hè của Nhật Bản. Yukata được làm từ chất liệu mỏng và các chi tiết cũng đơn giản hơn, phù hợp cho cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, yukata của nam giới thường không sặc sỡ như trang phục của phụ nữ.

Komon: Đây là một loại kimono thông thường với những họa tiết trang trí giống nhau. Những bộ kimono này phù hợp cho những hoạt động thường ngày như đi dạo quanh thị trấn hoặc tham dự các lễ kỷ niệm nhỏ.

Cách mặc Kimono khá phức tạp và không phải ai cũng có thể mang đúng và đẹp. Dưới đây là các bước để mang Kimono đúng cách.

- Bước 1: Mặc Kabushi và vớ sau đó mang khoác Juban vào sao cho vạt áo ở bên trái đè ln phần vạt áo bên phải. Quấn Koshi-himo và Date-jime vào để phần Juban được cố định lại.

- Bước 2: Mặc áo Kimono, lưu ý canh chỉnh sao cho mép dưới của áo vừa chạm đến mắc cá chân. Tà áo bên trái được nằm trong tà áo bên trái. Cố định phần eo bằng dây Koshi- himo.

- Bước 3: Thả vạt áo dư sau khi canh chỉnh độ dài. Kéo vạt áo lại cho phẳng rồi cố định bằng sợi dây Koshi – Himo. Cổ áo được kéo về sau và để lộ một chút phần gáy để giúp bạn thoải mái hơn.

- Bước 4: Cổ áo Kimono và Juban phải được chồng khít lên nhau. Cố định eo bằng dây Date – Jime.

- Bước 5: Dùng tấm Obi – ita lót ở phần bụng trước khi quấn thắt lưng để được dáng phẳng đẹp. Đối với người trẻ tuổi vị trí thắt Obi là trên xương hông, người lớn tuổi hơn vị trí được thắt sẽ thấp hơn.

- Bước 6: Thắt Obi ở phía sau lưng tùy ý theo sở thích và sáng tạo của người mang.

- Bước 7: Quấn Obi- age để trang trí và tạo điểm nhấn cho bộ Kimono. Luồn gối Obi – makura để tạo độ phồng trước khi quần Obi – age.

 - Bước 8: Bước cuối cùng là thắt dây Obi – jime ở giữa eo để tạo điểm nhấn cho bộ trang phục.

Bài viết trên đây Sunny đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về kimono nhật bản. Nếu như bạn có niềm đam mê với bộ trang phục truyền thống này, thì còn chần chừ gì mà chưa đến với xứ Phù Tang.

Một cô gái Nhật mặc kimono trong ngày cưới.

Iromuji: Một loại kimono trơn, đồng màu, không có hoa văn, được mặc bởi phụ nữ đã kết hôn và chưa lập gia đình. Iromuji có thể có bất kỳ màu nào, ngoại trừ màu trắng hoặc đen, tuy nhiên, chúng có tông màu khá dịu. Chúng nhìn có vẻ đơn giản, nhưng thực tế khá cầu kỳ trong thiết kế và cách mặc.

Xưa kia, cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng kimono như trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay, thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc nó như một nghi phục chính thức, còn thường đàn ông chỉ mặc trong các đám cưới hoặc dịp lễ theo kiểu truyền thống.